Chương trình này được xây dựng nhằm tạo cơ sở cho việc dạy, học và kiểm tra đánh giá tiếng Việt của học viên quốc tế, làm cơ sở cho việc xây dựng tài liệu, học liệu tiếng Việt cập nhật, hiện đại theo khung năng lực 6 bậc; góp phần phát triển ngôn ngữ, bản sắc văn hóa Việt Nam. Chương trình được thiết kế theo 6 bậc: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5, bậc 6. Tổng thời lượng dành cho đào tạo là 1320 tiết. Thời lượng học tập và thực hành trên lớp của mỗi bậc là 200 tiết, 20 tiết còn lại dành cho hoạt động thực tập, thực tế. Chương trình chú trọng đến việc rèn luyện 4 kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết. Phần thực hành ưu tiên hơn cho 2 kĩ năng phổ biến là: nghe, nói. Nội dung cụ thể của Chương trình được đính kèm dưới đây
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Hà Nội là một trong những trường trung học phổ thông có uy tín tại thủ đô. Trường được thành lập từ năm 1965, với tên gọi ban đầu là Trường THPT Trần Phú. Tuy nhiên, sau đó, trường đã được đổi tên thành Nguyễn Thị Minh Khai để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc đã hy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước.
Sau 60 năm xây dựng và trưởng thành, từ một mái trường nhỏ ở một vùng ngoại ô thành phố, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã vươn lên thành một đơn vị TTXS, một điểm sáng của Giáo dục – Đào tạo Thủ Đô và cả nước, là địa chỉ thân quen và tin yêu của học sinh và cha mẹ học sinh trên địa bàn Từ Liêm và Thành phố Hà Nội, xứng đáng với vai trò khai sáng trên mặt trận Giáo dục.
Trải qua quá trình nhiều năm hình thành và phát triển, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai luôn luôn đầu tư và cải thiện cơ sở vật chất của trường nhằm đảm bảo môi trường dạy và học tốt nhất cho giáo viên, học sinh.
Trường có 1 tòa nhà 4 tầng với 21 phòng học, 3 phòng thực hành Lý – Hoá – Sinh. 3 phòng học đa năng có trang bị máy chiếu thế hệ mới. 3 phòng học CNTT, 1 phòng học quốc tế đảm bảo tiêu chuẩn học ngoại ngữ. Bên cạnh đó là tòa nhà 2 tầng với 9 phòng học. Các phòng học đều đảm bảo đầy đủ bàn ghế tiêu chuẩn, ánh sáng, quạt và điều hòa nhiệt độ.
Các phòng thí nghiệm được đầu tư máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh. Thư viện, sân vận động, nhà thi đấu đa năng,… của nhà trường hiện đại, phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy và học.
Nhà trường luôn giữ vững danh hiệu trường học tiên tiến xuất sắc của thành phố Hà Nội. Nhiều thầy cô giáo đã nhận được những thành tích cao, bằng khen thưởng cấp thành phố, cấp chính phủ như Thầy Bùi Đình Đạt được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, thầy Phan Kế Trần được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết, trường đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong công tác giảng dạy và giáo dục. Trường luôn đặt nền tảng giáo dục là sự phát triển toàn diện cho học sinh, bao gồm cả khía cạnh văn hóa, tinh thần và thể chất.
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trường THPT Nguyễn Thị Minh xây dựng phương án lựa chọn lớp khối 10, chi tiết như sau:
– Các môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh, GDTC, GDQP-AN, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, GD địa phương.
– Các môn học lựa chọn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Tin học.
– Các môn học chuyên đề và học tăng cường: Toán, Vật Lý, Hoá học
– Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, GDTC, GDQP-AN, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, GD địa phương
– Các môn học lựa chọn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, GDKT-PL, Tin học
– Các môn học chuyên đề và học tăng cường: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
– Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, GDTC, GDQP-AN, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, GD địa phương
– Các môn học lựa chọn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học
– Các môn học chuyên đề và học tăng cường: Toán, Hoá học, Sinh học
– Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, GDTC, GDQP-AN, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, GD địa phương
– Các môn học lựa chọn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Tin học
– Các môn học chuyên đề và học tăng cường: Toán, Hoá học, Tiếng Anh
– Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh, GDTC, GDQP – AN, Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp, Giáo dục địa phương
– Các môn học lựa chọn: Lịch sử, Địa lý, GDKT&PL, Vật lý, Tin học
– Các môn hoc chuyên đề và tăng cường: Toán học, Ngữ Văn, Tiếng Anh
– Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh, GDTC, GDQP – AN, Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp, Giáo dục địa phương
– Các môn học lựa chọn: Lịch sử, Địa lý, GDKT&PL, Sinh học, Công nghệ.
– Các môn học chuyên đề và tăng cường: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
Đối với khối D nhà trường có 1 lớp tiếng Anh Quốc tế, bên ngoài học chính khoá và tăng cường như các lớp khối D khác còn có 6 tiết/tuần học IELTS với giáo viên nước ngoài.
Ngày 4/9/1960, trường cấp III Xuân Đỉnh – ngôi trường cấp III đầu tiên của huyện Từ Liêm (trước đây là Quận 5 – Hà Nội) khai giảng năm học mới. Trường được thành lập từ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm mở mang nền giáo dục nước nhà, đào tạo nhân lực, nhân tài cho đất nước, là một phần thưởng lớn dành cho cán bộ, nhân dân huyện Từ Liêm do đã có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước, trong phong trào lao động sản xuất đặc biệt là thành tích về thuỷ lợi lúc bấy giờ. Ngôi trường đặt giữa vùng quê hiếu học: Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Cổ Nhuế, Phú Thượng, Nhật Tân, Xuân La, Nghĩa Đô… nơi có nhiều làng khoa bảng, nhiều làng nghề truyền thống, làng lúa, làng hoa, là tiền đề cho sự phát triển và những thành tích của nhà trường.
Từ những năm đầu tiên, nhà trường tự hào với đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề như thầy Võ Nham, thầy Dương Văn Huê, thầy Nguyễn Khắc Duyến, thầy Vũ Đình Nho (được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba), thầy Nguyễn Triệu Hải (được tặng Huy hiệu Bác Hồ), thầy Phạm Tạo, thầy Vũ Xuân Mai, thầy Trần Lâm Hải, thầy Đoàn Khả Kính, thầy Lê Tất Tôn, thầy Hoàng Mai Định, thầy Phạm Văn Thư … Những năm sau đó, các thầy trở thành nhà quản lý trong ngành giáo dục và nhiều ngành khác, trở thành các nhà giáo giỏi, có uy tín ở các trường có chất lượng cao của Hà Nội.
Nhà trường là nơi dạy dỗ, đào tạo nhiều con em lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta như con Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, con Tổng Bí thư Lê Duẩn, …là nơi đón nhận các lớp chuyên Toán đầu tiên của Hà Nội sơ tán về học trong thời kỳ chiến tranh. Học sinh những khóa đầu của trường thành công trên nhiều lĩnh vực, là những cán bộ, công dân gương mẫu, có nhiều cống hiến to lớn cho đất nước. Những năm tháng chiến tranh, hơn 600 học sinh của trường đã vào bộ đội ở các chiến trường, có người trở thành anh hùng, có người là dũng sỹ diệt Mỹ.
Niềm tự hào to lớn của các thế hệ thầy và trò Trường THPT Xuân Đỉnh là trường được nhận danh hiệu cao quý “Lá cờ đầu toàn Miền Bắc những năm 1964 -1967”. Những năm tháng chiến tranh, nhà trường là điển hình về phong trào thi đua “Hai tốt”, về thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”, Đoàn thanh niên được nhận cờ thi đua “3 sẵn sàng” năm học 1964 -1965. Nhà trường được nhận nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng năm học 1966-1967; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2000; đạt Trường THPT chuẩn Quốc gia đầu tiên của Thành phố Hà Nội năm 2003; Huân chương Lao động hạng Nhì do Nhà nước trao tặng năm học 2004 – 2005; Bằng khen của UBND Thành phố các năm 2006, 2008, 2010, 2016; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012; Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm học 2018 – 2019” của UBND Thành phố.
Trường vinh dự được đón đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, đồng chí Phạm Thế Duyệt – nguyên ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Quốc Triệu – nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội… về thăm động viên cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường, mãi mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ động viên cho thầy và trò nhà trường.
Trường THPT Xuân Đỉnh hôm nay có khung cảnh sư phạm đẹp với diện tích 24.200m2, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Sứ mệnh của nhà trường là giữ vững và phát huy môi trường học tập nề nếp, kỷ cương, chất lượng giáo dục cao; mọi học sinh đều có cơ hội phát triển toàn diện, phát huy năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo với hệ thống giá trị cơ bản, cốt lõi: “Tình đoàn kết – Lòng nhân ái – Tinh thần trách nhiêm – Sự hợp tác – Lòng tự trọng – Tính sáng tạo – Tính trung thực – Khát vọng vươn lên”; chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mạnh về năng lực chuyên môn, thành thạo về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, có tinh thần đoàn kết. Chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2020 – 2025 xác định rõ mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển nhằm “Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới ”.
60 năm – chặng đường phát triển đầy tự hào của các thế hệ thầy và trò trường THPT Xuân Đỉnh là nền tảng vững chắc, là niềm tin, hy vọng, thắp lửa cho những truyền thống hào hùng, những ước mơ, hoài bão cho các thế hệ học sinh.
Ngày 25/8/2004 UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 5316/QĐ-UB về việc thành lập trường THPT Thượng Cát. Trường đóng trên địa bàn xã Thượng Cát-Huyện Từ Liêm-TP Hà Nội (nay là Phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm). Trường được xây dựng theo mô hình của trường chuẩn Quốc gia, trên diện tích đất 16.843m2 và là công trình gắn biển chào mừng 50 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954-10/10/2004. Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Thượng Cátđã khẳng định vị thế của hiện tại và định hướng cho tương lai.
Đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng lớn mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh. Công tác bồi dưỡng giáo viên được nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Hiện tại, trường đã có 29 thầy cô giáo có trình độ Tiến sỹ và Thạc sỹ chiếm tỷ lệ 42% và còn nhiều thầy cô giáo đang theo học Thạc sỹ. Nhà trường có các thầy cô giáo đã đạt giải giáo viên dạy giỏi và cán bộ Thư viện giỏi cấp Thành phố đó là cô Nguyễn Thị Lan-môn Tiếng Anh, thầy Đỗ Kim Cương-môn KTNN, Thầy Bùi Văn Thành-môn Thể dục, cô Nguyễn Minh Thúy-môn Vật lý và Cô Lê Thị Bích Thủy bộ môn Thư viện.
Về cơ sở vật chất, hiện tại trường có 2 tòa nhà 4 tầng, 1 nhà 3 tầng- với 19 phòng học 5 phòng thực hành thí nghiệm, các phòng chuẩn bị thí nghiệm và 13 phòng làm việc. Các phòng học khang trang, thoáng mát; phòng thực hành được trang bị đầy đủ và đồng bộ đáp ứng chương trình đổi mới giáo dục. Ngoài ra trường còn có khu nhà giáo dục thể chất, có sân chơi, bãi tập dành cho học sinh luyện tập TDTT và học môn GDQP-AN.
Mười lăm năm qua, nhà trường đã được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục& Đào tạo Hà Nội, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự nỗ lực vượt khó vươn lên, trường THPT Thượng Cátđã từng bước phát triển và đã tạo được niềm tin trong nhân dân và học sinh. Với những kết quả đã đạt được, nhà trường đã liên tục được Chủ tịch UBND Thành phố và Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội tặng danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc và Tập thể lao động Tiên tiến.
Trường THPT Nguyễn Huệ thành lập năm 1997. Trải qua hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, nhà trường đã có các khóa học sinh ra trường với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% và tỉ lệ đỗ Đại học, Cao đẳng cao. Nhà trường tự hào tọa lạc trong khu trường Quốc tế (bên cạnh trường Newton Grammar, Pascal) với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, các phòng học đều được trang bị điều hòa, máy chiếu, sàn gỗ, thang máy,… Đẳng cấp Quốc tế – Học Phí Việt Nam. Phụ huynh sẽ hài lòng về con mình khi con được rèn luyện và học tập ở nhà trường. “Học để làm người tử tế” rồi mới “Học để hội nhập” là tiêu chí rèn người của THPT Nguyễn Huệ. Hiện nay, nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quan tâm, tin tưởng giao cho đội ngũ lãnh đạo tài năng, tâm huyết với giáo dục. Đội ngũ giáo viên 90% đạt trình độ thạc sĩ trở lên. Phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp với thế hệ học sinh mới. Chú trọng xây dựng nhân cách, khích lệ sự tiến bộ và phát triển của trò.
Chương trình đào tạo của trường THPT Nguyễn Huệ:
Nhà trường có tổ chức bán trú cho học sinh. Học sinh sẽ được ăn trưa và nghỉ trưa tại trường để đảm bảo sức khỏe và điều kiện học tập. Nhà trường luôn chú trọng đến giá trị dinh dưỡng của từng bữa ăn. Chế độ dinh dưỡng đúng, đủ, hợp lý sẽ giúp học sinh phát triển tối ưu cả về thể chất và tinh thần.
Trường THPT Nguyễn Huệ cung cấp dịch vụ xe đưa đón tại điểm và tại nhà, phủ khắp các tuyến chính của Hà Nội và khu vực lân cận nhằm tăng tiện ích phục vụ học sinh. Mức phí cố định không phụ thuộc khoảng cách đưa đón. Trường sử dụng hệ thống quản lý thông minh iSchool Bus, thông báo mỗi khi học sinh lên và xuống xe.
Từ những thông tin mà MathExpress nêu trên mong rằng sẽ giúp được phần nào nỗi lo chọn trường và hiểu thêm về các môi trường học tập THPT tốt nhất đến với các em học sinh và phụ huynh. Chúc các em luôn học tập tốt và thành công với bước đầu của tương lai.