Sinh ra ở Sài Gòn nhưng Lương Việt Quốc không có được may mắn như nhiều đứa trẻ khác. Tuổi thơ của anh gắn với dòng kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, với những ngày nhặt rác thải đến 1-2 giờ sáng, bàn chân tơi tả vì bị cào rách.
Chào Ngọc, cơ duyên nào đưa bạn đến với vai Xinh trong phim Đất rừng Phương Nam?
Mình tình cờ thấy poster tuyển vai bé Xinh trên mạng. Khi đó , mình cũng lên TP.HCM đi hát, tiện đường ghé casting thử và may mắn đậu vào vòng trong.
Phim yêu cầu bé Xinh phải biết hát ca cổ, dân ca, cải lương, múa đao, bắt cá, trèo cây… khá là khó.
Chú đạo diễn cũng nói mình hơi tròn trịa so với vai, vì thế mình quyết tâm giảm cân bằng cách tập thể dục, bơi lội… Kết quả, mình giảm 2kg trong 1 tuần, vừa vặn với vai diễn.
Bảo Ngọc tập bắt cá ngoài đời - Ảnh: NVCC
Ngọc tự nhận mình giống bao nhiêu phần trăm với vai diễn nhỉ?
Hi hi… Thật ra bé Xinh rất giống mình ngoài đời. Bạn ấy hồn nhiên, mạnh mẽ, hầu như mình không cần diễn nhiều, vì tính cách cũng y chang bé Xinh rồi!
Khó khăn của Ngọc khi hóa thân bé Xinh là gì?
Đó chính là cảnh cưỡi trâu. Mỗi khi thấy con trâu nhìn chằm chằm là mình hoảng rồi, cứ lo bị trâu húc.
Nhiều bạn hỏi, Bảo Ngọc ở Cần Thơ sao không biết trâu. Thực ra, từ nhỏ đến lớn mình ở thành phố, chưa từng cưỡi trâu lần nào. Trong quá trình casting, mẹ thuê cho mình trâu để tập cưỡi vào ban đêm. Bị té mấy lần, mình sợ lắm nhưng vẫn cố gắng hết sức để luyện tập.
Trong phim, mình là người cưỡi con trâu bự nhất, trong khi chân ngắn nhất. Khi cưỡi, do trơn trượt, mình cứ ngã hoài. Chưa kể, mình còn bị sừng trâu đập vào đầu nữa.
Mình khóc quá trời làm các cô chú động viên, dỗ mãi mới chịu nín. Cuối cùng, vai diễn cũng hoàn thành. Các bạn thấy mình cưỡi trâu trong phim giỏi không nè?
Bé Xinh cưỡi trâu trong phim - Ảnh: NVCC
Kỷ niệm nào khiến Ngọc cảm thấy nhớ nhất?
Trong phim, mình diễn cùng anh Hạo Khang (vai An) và Kỳ Phong (vai Cò). Hai anh là con trai nên hiếu động, thích chọc phá nhau.
Lúc cả hai chơi ném bùn với nhau, mình không quan tâm, ấy thế mà cục bùn to nhất lại đáp ngay trên đầu.
Trong khi đó, hai “thủ phạm” lại đứng cười nắc nẻ nhìn mình mếu máo. Dù thế, có những lúc hai anh rất dễ thương, tụi mình thân như anh em trong nhà vậy đó.
Ngọc rất thích làm đồ handmade - Ảnh: NVCC
Mình thích nhất là ca hát. Ngày nào mình cũng ôm đàn hát đến tối mịt. Năm 3 tuổi rưỡi, mình học vẽ, nhảy ở nhà thiếu nhi.
Mình rất thích lớp thanh nhạc nhưng còn nhỏ quá thầy cô chưa dám nhận nên 4 tuổi, mình mới được học. Càng học, mình càng mê.
Bên cạnh đó, mình còn học đờn ca tài tử, hát dân ca… Ngoài ra, mình biết hát cải lương Hồ Quảng, đánh đàn bầu, guitar, piano…
Mình từng thi Giọng hát Việt nhí, Hãy nghe tôi hát nhí, Gương mặt thân quen… và sở hữu nhiều MV ca nhạc thiếu nhi.
Ngọc trong phòng thu! - Ảnh: NVCC
Đi diễn nhiều có ảnh hưởng đến việc học của bạn không?
Vì sinh sống ở Cần Thơ, mình di chuyển liên tục từ quê lên TP.HCM để tập luyện cho vai diễn hay đi hát.
Suốt mấy tháng trời, ban ngày mình đi học, ban đêm mình cùng mẹ bắt xe đò lên TP.HCM. Trên xe, mình tranh thủ ngủ dưỡng sức.
Khi rảnh rỗi, mình lấy tập vở học bài, làm bài tập ngay. Bài nào không hiểu, mình hỏi thầy cô, bạn bè liền.
Nhờ vậy, mình luôn giữ thành tích học tập tốt: 5 năm Tiểu học đều đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc, lớp 6 tuy khó hơn nhưng mình vẫn theo kịp các bạn.
Bật mí bạn chút xíu là mình cực kỳ thích đi du lịch. Đóng phim là cách để mình được đi chơi nhiều nơi, lên TP.HCM mình quen được nhiều bạn mới, học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống người dân nơi đây.
Vì thế, mình nghĩ đi diễn nhiều không hề ảnh hưởng đến việc học chút nào, trái lại mình còn học được nhiều hơn nữa đó!
Ngọc cùng em quay clip làm bánh mì mini - Ảnh: NVCC
Ngoài hát hò, đóng phim, Ngọc còn tài lẻ nào khác?
Mình thích nấu ăn, mê vẽ vời, làm đồ handmade. Từ nhỏ, mình đã được mẹ dạy nấu các món dân dã như lẩu mắm, lẩu riêu cua đồng, ốc nướng tiêu, gỏi gà, bánh canh tôm, bánh xèo… Không có ba mẹ ở nhà, mình vẫn có thể nấu ăn ro ro. Mình còn lập kênh YouTube để truyền niềm đam mê cho các bạn.
Damien Omler, 14 tuổi, ở San Diego, California, Mỹ, mắc căn bệnh hiếm gặp có tên chứng loạn Glycosylation bẩm sinh (CDG), khiến các tế bào của cơ thể hoạt động sai chức năng do đường không được gắn đúng cách vào protein.
Đầu tháng 3/2020, các bác sĩ ở San Diego, thành phố California, đã chẩn đoán Damien Omler, lúc đó mới 11 tuổi, mắc phải chứng loạn Glycosylation bẩm sinh (gọi tắt CDG). Thực tế, có hơn 100 dạng CDG khác nhau, vì những bất thường di truyền khác nhau có thể dẫn đến kết nối đường-protein kém.
Cha của Donnie Omler cho biết, trong nhiều năm, gia đình không biết con mình mắc bệnh gì. "Họ gọi nó là CDG X vì không có loại phụ nào cho căn bệnh này. Vì vậy, không chỉ mắc bệnh lạ mà còn nằm trong nhóm không có người mắc nên gia đình chúng tôi không biết hòa mình vào cộng đồng CDG như thế nào cho phù hợp", cha Omler nói.
Khi các nhà khoa học tại Viện Khám phá Y khoa Sanford Burnham Prebys ở La Jolla tiếp nhận trường hợp của Damian cách đây 5 năm, họ đã tìm ra đột biến. Sau khi tham khảo ý kiến của Viện Y tế Quốc gia, các bác sĩ cho hay, Damian mắc một loại CDG mới và là người duy nhất trên thế giới mắc loại này được ghi nhận đến thời điểm hiện tại.
Tại phòng thí nghiệm của mình ở La Jolla, nhà khoa học di truyền Hudson Freeze cho biết, một gene hoàn toàn mới trong chuỗi DNA mà CDG có thể phát triển, được gọi là CDG-GET4, trong cơ thể Damian khiến protein không được dẫn đến đúng chỗ.
Freeze cho hay, khám phá này rất quan trọng vì hiểu được đột biến nào dẫn đến CDG có thể giúp các nhà khoa học tạo ra nhiều liệu pháp điều trị hơn.
CDG bao gồm một nhóm các hội chứng khác nhau - Ảnh: Sciencedirect
Chứng loạn Glycosylation bẩm sinh là một nhóm rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng đến việc bổ sung các khối xây dựng đường, được gọi là glycans, vào protein trong các tế bào. Việc bổ sung glycans vào protein là rất quan trọng đối với chức năng lành mạnh của tế bào.
Những người bị CDG gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do sự cố hóa chất này. Trong khi glycosyl hóa liên quan đến đường, vì glycans là hợp chất của các phân tử đường, CDG không liên quan đến bệnh tiểu đường.
Thay vào đó, CDG gây ra các vấn đề trong cách các khối xây dựng đường được gắn vào protein bên trong và trên bề mặt tế bào, ảnh hưởng đến cách các tế bào trong mọi bộ phận của cơ thể hoạt động. Trong hầu hết các trường hợp, chúng được di truyền từ cha mẹ của đứa trẻ.
Sự di truyền chỉ xảy ra khi cả cha và mẹ đều mang đột biến gene, thường không có triệu chứng (được gọi là kiểu di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường).
Các triệu chứng của CDG ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bao gồm: trương lực cơ thấp hoặc mềm (hạ huyết áp), tăng trưởng kém, chậm phát triển, mắc bệnh gan, chảy máu bất thường hoặc đông máu, mắt lệch hoặc lác, co giật, đột quỵ, các vấn đề về tim, bao gồm tích tụ chất lỏng xung quanh tim hoặc phổi hoặc làm dày và cứng cơ tim (bệnh cơ tim).
Khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên và trưởng thành, các triệu chứng khác như mất cân bằng và phối hợp, nói lắp (chứng khó đọc), không dậy thì ở bé gái, độ cong tiến triển của cột sống (vẹo cột sống thần kinh cơ), co cứng khớp tầm nhìn ban đêm kém và mất thị lực ngoại vi, tiểu não quá nhỏ.
Các triệu chứng khác nhau tùy theo dạng CDG mắc phải, ngay cả ở những người có cùng dạng CDG. Khi nghi ngờ chẩn đoán CDG, dựa trên các triệu chứng, bệnh sử chi tiết của bệnh nhân và kiểm tra kỹ lưỡng, xét nghiệm lâm sàng là cần thiết để xác nhận chẩn đoán và xác định dạng CDG cụ thể.
Đến nay, chưa có cách chữa trị cho CDG nhưng có phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh này.
Vì có nhiều dạng CDG và vì mỗi trường hợp có các triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng khác nhau nên phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân khác nhau. Trẻ em bị CDG cần được các chuyên gia y tế theo dõi thường xuyên và cần được điều trị liên tục.