Bạn có biết ở Việt Nam đang có hơn 1 triệu chiếc xe ô tô đang lưu hành mỗi ngày, theo dự tính sẽ tăng lên 3 tới 5 triệu chiếc xe trong 5 năm tới. Với số lượng xe tăng lên thì ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hiện nay cũng đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đào tạo tại các trường đại học. Do đó ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô được đưa vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động, và nhanh chóng trở thành xu thế lựạ chọn ngành học cho các bạn trẻ. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ còn đang có những hiểu lầm về học đại học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô giống với học nghề sửa chữa ô tô. Vậy học đại học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô học những gì? Cùng tìm hiểu kỹ thông tin trong bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng về ngành cũng như đưa ra quyết định cuối cùng là học đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô hay học nghề sửa chữa Ô tô nhé!
Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô học những gì?
Học ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô tại trường đại học Công Nghệ Đông Á (EAUT) sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển để có thể áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và kỹ năng thực hành cao với các kỹ năng liên quan tới ô tô. đào tạo các kiến thức đại cương và chuyên sâu các kiến thức chuyên ngành.Ccác môn đại cương sẽ chiếm thời gian từ một đến hai năm đầu, 2 năm còn lại trong 4 năm đại học bạn sẽ được đào tạo các các môn thuộc chuyên ngành của ngành kỹ thuật Ô tô cụ thể quá trình học:
Năm thứ nhất: Khối kiến thức giáo dục đại cương
Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giải tích, Đại số, Tiếng Anh, Tin học đại cương , Pháp luật đại cương, Vật lý, Toán ứng dụng, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng.
Năm thứ hai: Khối kiến thức cơ sở
Nhập môn ngành và kỹ năng mềm, Hình họa, Vẽ kỹ thuật-Autocad,Cơ kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật điện – điện tử, Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Đồ án chi tiết máy, Khí cụ điện, Vật liệu cơ khí, Dung sai đo lường, Công nghệ kim loại, Thực tập nhận thức.
Năm thứ ba: Khối kiến thức chuyên ngành: Được phân ra hai phần: Bắt buộc và tự chọn
A Các môn bắt buộc: Thực tập nhập môn cơ khí, Nguyên lý động cơ đốt trong, Lý thuyết ô tô, Kết cấu – tính toán động cơ, Kết cấu – tính toán ô tô, Cấu tạo ô tô, Trang bị điện và thiết bị điều khiển tự động trên ô tô, Thực tập cấu tạo ô tô, Công nghệ chế tạo phụ tùng, Chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật ô tô, Công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, Công nghệ lắp ráp ô tô, Thực tập chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật ô tô, Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
Thí nghiệm ô tô, Cơ điện tử trên ô tô, Xe chuyên dùng, Hệ thống treo điều khiển điện tử, Hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển điện tử, Hệ thống phanh điều khiển điện tử, Hộp số tự động trên ô tô, Kiểm soát khí xả động cơ.
Năm thứ tư: Thực tập cuối khóa, Làm khóa luận, thực tập trong tập đoàn vinfast ( nhà trường có ký kết hợp tác) các xưởng sửa chữa, sản xuất phụ tùng ô tô trên địa bàn Hà Nội.
Trong 4 năm tại EAUT, sinh viên sẽ được trải nghiệm phương pháp đào tạo thực hành ứng dụng (Active learning). 30% lý thuyết, 70% thực hành. Trong những giờ học lý thuyết, sinh viên sẽ được liên hệ thực tiễn và được phát biểu quan điểm của bản thân, nhằm tăng tính sáng tạo và chủ động cho từng sinh viên.Ngoài những kiến thức đại cương và chuyên ngành liên quan tới ngành Công nghệ kỹ thuật Ô Tô thì trường Đại Học Công Nghệ Đông Á còn bổ túc cho các em các kỹ năng mềm phục vụ cho quá trình học tập và làm sau này:
– Các phần mềm vi tính văn phòng, đặc biệt là Excel, Powerpoint, corel, NX… và các phần mềm phục vụ cho khối ngành kỹ thuật.
– Bổ túc thêm ngoại ngữ để giúp các em có thể giao tiếp với các đối tác, thành viên trong công ty là người nước ngoài hay đọc các tài liệu chuyên ngành.
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp.
– Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…
Tất cả những kỹ năng kiến thức mà EAUT cung cấp cho các em, đều mong muốn sau khi ra trường các bạn sinh viên sẽ có đầy đủ những kiến thức nền tảng, tìm được công việc tốt phù hợp với năng lực của bản thân và mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Hoàn thiện tất cả các môn học trong chương trình học của trường, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân do trường ĐH Công nghệ Đông Á cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Còn các bạn tham gia học nghề sửa chữa ô tô tại các trung tâm đào tạo nghề khi kết thúc chương trình học bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Vậy nên các bạn cần lưu ý thật kỹ trước khi lựa chọn học đại học hay học nghề nhé.
Ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô là gì
Ngành công nghệ ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng số 1 ở Việt Nam. Là một ngành học liên quan đến nhiều kiến thức chuyên ngành của nhiều lĩnh vực như: Điện – điện tử, Cơ khí, chế tạo máy, tự động hoá, công nghệ chế tạo máy… chuyên về khai thác kết hợp sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Trường Đại học Công nghệ Đông Á tuyển sinh
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô xét tuyển theo 2 phương thức:
* Xét tuyển dựa trên học bạ THPT:
– Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
– Xếp loại hạnh kiểm khá trở lên.
– Điểm xét tuyển: Từ 18 điểm trở lên
Cách tính điểm: Tổng điểm 3 môn xét tuyển cả năm lớp 12 hoặc trung bình tổng điểm 5 học kỳ (kỳ 1 lớp 10 đến kỳ 1 lớp 12) không nhỏ hơn 18 điểm.
* Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020:
– Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
– Xếp loại hạnh kiểm Khá trở lên.
– Điểm xét tuyển: https://bom.to/4O1jY2y
D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về học đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Ôtô cũng như “Công nghệ kỹ thuật ô tô học những gì” .
Nếu bạn còn đang băn khoăn về việc chọn ngành, chọn trường thì có thể tham khảo ngay ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Đại Học Công Nghệ Đông Á
Tại đây nhé: https://eaut.edu.vn/nganh-cong-nghe-ky-thuat-o-to/
Trường Đại học Công nghệ Đông Á
Tòa nhà Polyco Group, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnDongA/
Đăng kí XÉT TUYỂN: https://eaut.edu.vn/tuyensinhdaihoc
Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước. Quan điểm này đã được thể hiện trong các văn bản và các chương trình hành động của Chính phủ. Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành có liên quan như: kim loại, cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất,… Do đó sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của thị trường ô tô trên thế giới trong những năm gần đây thì thị trường ô tô Việt Nam cũng được đánh giá là rất hấp dẫn và chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển thị trường của rất nhiều các hãng xe ô tô nổi tiếng hàng đầu, thể hiện thông qua sự xuất hiện của các nhà máy sản xuất và các đại lý bán hành ủy quyền của hầu hết các hãng xe tên tuổi như: Toyota, Huyndai, Volvo, BMW, Mercedes-Benz,… Bên cạnh sự tham gia các hãng ô tô nước ngoài thì sự sôi động của thị trường ô tô cũng phải kể đến sự góp mặt các hãng sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô trong nước: Thaco, TC Motor, Veam Motor, TMT Motor,…
Sự gia tăng về số lượng xe sản xuất cung cấp ra thị trường tạo nên một đòi hỏi rất lớn về năng lực và sản lượng cung cấp phụ tùng tương ứng. Theo thống kê của Bộ Công Thương thì sản lượng tăng trưởng của ngành công nghệ chế tạo phụ tùng phụ trợ có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10% cùng với sự gia tăng về mặt số lượng của các nhà sản xuất chế tạo phụ tùng hứa hẹn sẽ tạo nên mức đột phá trong thời gian tới cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu cung cấp cho thị trường ô tô trong nước và tăng sản lượng xuất khẩu đi các nơi trên thế giới.
Trước sự phát triển to lớn của ngành công nghiệp ô tô thì nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của ngành trong những năm qua là vô cùng lớn. Học viên sau khi tốt nghiệp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sẽ được trang bị các kiến thức tổng hợp và chuyên sâu của rất nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau trong đời sống xã hội như: lĩnh vực nhiệt lạnh, lĩnh vực cơ điện tử, lĩnh vực điều khiển,… giúp người học có cơ hội được trang bị các kỹ năng thực hành, khả năng tư duy thiết kế và kiến thức chuyên môn cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô và nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau trong đời sống xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những đơn vị đào tạo có truyền thống đào tạo lâu đời nhất tại Việt Nam với nhiều ngành nghề đào tạo. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là một ngành được đào tạo từ năm 2018, ngành được thừa hưởng và tiếp nhận kinh nghiệm phong phú của các nhà khoa học về lĩnh vực động lực nổi tiếng trước đây kết hợp với đội ngủ giảng viên mới được đào tạo bài bản và chuyên sâu đã tạo nên lực lượng cán bộ giảng viên luôn sẵn sàng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của xã hội.
Ngành có thời lượng tổng cộng của chương trình là 4 năm, trang bị cho người học đầy đủ và chuyên sâu về các kiến thức về ô tô từ máy, khung, gầm, điện động cơ, điện thân xe, chẩn đoán kỹ thuật,… Cơ sở vật chất phục vụ đào phong phú với 11 phòng thực hành có đầy đủ thiết bị đào tạo từ cơ bản đến hiện đại.
- Chuẩn đầu ra Cử nhân: PLO1. Khả năng áp dụng kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ hiện đại của toán học, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề kỹ thuật cụ thể trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô PLO2. Khả năng tiến hành kiểm tra, đo đạc, thực nghiệm, phân tích và giải thích kết quả để cải tiến các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô. PLO3. Khả năng thiết kế các hệ thống, thành phần hệ thống hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô PLO4. Khả năng vận hành, bảo dưỡng các hệ thống, máy móc thiết bị trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô PLO5. Khả năng nhận thức về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp trong các tình huống và giải pháp kỹ thuật. PLO6. Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức mới khi cần thiết bằng cách sử dụng các chiến lược học tập phù hợp. PLO7. Khả năng giao tiếp bằng văn bản, lời nói, tài liệu kỹ thuật, đồ họa. PLO8. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. PLO9. Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo qui định tại Thông tư số 03/2014/TH-BTHTH; có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành thông dụng liên quan đến công nghệ kỹ thuật ô tô. PLO10. Khả năng làm việc nhóm hiệu quả. PLO11. Có khả năng nhận thức liên quan đến phản biện, khởi nghiệp; kỹ năng tổ chức điều hành, đánh giá và cải tiến hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô. - Chuẩn đầu ra Kỹ sư: PLO1. Khả năng xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô bằng cách áp dụng các kiến thức khoa học, kỹ thuật và toán học. PLO2. Khả năng phát triển và tiến hành thí nghiệm, phân tích, giải thích dữ liệu, và sử dụng đánh giá kỹ thuật để đưa ra các kết luận cho các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô. PLO3. Khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô để tạo ra các giải pháp đáp ứng các yêu cầu cụ thể có quan tâm đến con người, môi trường, cộng đồng và các vấn đề toàn cầu. PLO4. Khả năng vận hành, bảo dưỡng các hệ thống, máy móc thiết bị trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô PLO5. Khả năng nhận thức về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp trong các tình huống và giải pháp kỹ thuật. PLO6. Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức mới khi cần thiết bằng cách sử dụng các chiến lược học tập phù hợp. PLO7. Khả năng giao tiếp bằng văn bản, lời nói, tài liệu kỹ thuật, đồ họa. PLO8. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. PLO9. Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo qui định tại Thông tư số 03/2014/TH-BTHTH; có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành thông dụng liên quan đến công nghệ kỹ thuật ô tô. PLO10. Khả năng làm việc nhóm hiệu quả. PLO11. Khả năng phản biện, tư duy khởi nghiệp; kỹ năng quản trị, quản lý, đánh giá và cải tiến hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô.
Thông tin thiết lập mật khẩu mới đã được gửi. Vui lòng kiểm tra email/số điện thoại