Công Nghệ Kỹ Thuật Vi Mạch Bán Dẫn Là Gì

Công Nghệ Kỹ Thuật Vi Mạch Bán Dẫn Là Gì

Bạn có biết ở Việt Nam đang có hơn 1 triệu chiếc xe ô tô đang lưu hành mỗi ngày, theo dự tính sẽ tăng lên 3 tới 5 triệu chiếc xe trong 5 năm tới. Với số lượng xe tăng lên thì ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hiện nay cũng đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đào tạo tại các trường đại học. Do đó ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô được đưa vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động, và nhanh chóng trở thành xu thế lựạ chọn ngành học cho các bạn trẻ. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ còn đang có những hiểu lầm về học đại học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô giống với học nghề sửa chữa ô tô. Vậy học đại học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô học những gì? Cùng tìm hiểu kỹ thông tin trong bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng về ngành cũng như đưa ra quyết định cuối cùng là học đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô hay học nghề sửa chữa Ô tô nhé!

Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Tòa nhà Polyco Group, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnDongA/

Đăng kí XÉT TUYỂN: https://eaut.edu.vn/tuyensinhdaihoc

Xác định vi mạch là một lĩnh vực quan trọng, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư và phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nhằm đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu. Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành này ở Việt Nam. Đặc biệt là xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn đến năm 2030.

Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ mạnh mẽ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trên nền tảng về cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong việc đào tạo chương trình ngành gần là “Vật lý Kỹ thuật - Điện tử”, từ năm 2024, USTH sẽ bắt đầu triển khai đào tạo ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn. Chương trình đào tạo hướng tới trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến thiết kế, chế tạo và đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn tích hợp, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chuyên môn cao, đón đầu xu hướng phát triển của ngành công nghiệp nhiều tiềm năng này.

Tính đến thời điểm hiện tại, USTH đào tạo 17 ngành đào tạo về khoa học công nghệ với 20 chương trình đào tạo trình độ đại học: 17 chương trình cấp bằng USTH và 03 chương trình cấp song bằng hợp tác với trường đại học Pháp. Các chương trình đào tạo của Trường được giảng dạy bằng tiếng Anh, riêng ngành Dược học có ngôn ngữ giảng dạy 70% bằng tiếng Anh và 30% bằng tiếng Việt.

Trong năm học 2024-2025, USTH dự kiến tuyển sinh 1050 chỉ tiêu, tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2023. USTH áp dụng 4 phương thức tuyển sinh 1. Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường tổ chức, 2. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn, 3. Xét tuyển thẳng theo đề án của Trường và 4. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

USTH tổ chức 03 đợt tuyển sinh trong đó 02 đợt trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và 01 đợt sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với phương thức 1, 2 và 3. Thí sinh sẽ nộp hồ sơ dự tuyển tại Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của Trường  (apply.usth.edu.vn).

Các chương trình song bằng chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường tổ chức (phương thức 1).

Các chương trình đơn bằng xét tuyển thông qua 4 phương thức. Về tiêu chí tuyển sinh cụ thể như sau:

Với phương thức 1, thí sinh cần đáp ứng các điều kiện: có điểm trung bình cộng 5 môn Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Tin học năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (dự tuyển đợt 1, 2) hoặc lớp 11 và 12 (dự tuyển đợt 3) đạt từ 6,50/10 đến dưới 8,80/10.

Với chương trình song bằng, ngoài tiêu chí về điểm trung bình cộng của 05 môn nêu trên, thí sinh cần có chứng chỉ IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT đạt từ 60 điểm trở lên.

Với ngành Dược học, thí sinh cần có điểm trung bình cộng 5 môn nêu trên từ 7,00/10 trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL iBT đạt từ 35 điểm trở lên và đảm bảo học lực xếp loại giỏi trở lên trong năm lớp 12 tại thời điểm nhập học.

Với phương thức 2, tiêu chí dự tuyển gồm thí sinh có điểm trung bình cộng các môn Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học của năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (dự tuyển đợt 1, 2) hoặc lớp 11 và lớp 12 (dự tuyển đợt 3) từ 8,80/10 đến dưới 9,20/10.

Với ngành Dược học ngoài mức điểm trung bình cộng như trên, thí sinh cần có thêm chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL iBT đạt từ 35 điểm trở lên và đảm bảo học lực xếp loại giỏi trở lên trong năm lớp 12 tại thời điểm nhập học.

Với phương thức 3, thí sinh được miễn bài kiểm tra kiến thức và phỏng vấn nếu đáp ứng được các tiêu chí như sau: có kết quả học tập năm lớp 11, 12 đạt loại Giỏi và có điểm trung bình cộng 5 môn tự nhiên Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học đạt từ 9,20 trở lên (không áp dụng đối với ngành Kỹ thuật Hàng không và ngành Dược học) hoặc đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi thành phố/ tỉnh, quốc gia và quốc tế các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học.

Ngành Kỹ thuật Hàng không chỉ tuyển thẳng các thí sinh đạt giải Toán học, Vật lí và Tin học. Ngành Dược học chỉ tuyển thẳng các thí sinh đoạt giải Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học.

Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh tuyển thẳng thêm các thí sinh đoạt giải môn Địa lí.

Với phương thức 4, thí sinh cần tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với tổ hợp các môn thi phù hợp được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Trường và đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.

LỊCH TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024-2025

Xét tuyển dựa trên Thi đánh giá năng lực, kết quả học tập cấp THPT kết hợp phỏng vấn và Tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh của Trường:

* Lịch tuyển sinh có thể thay đổi và sẽ được cập nhật trên website của Trường.

** Thời gian nhận hồ sơ đợt 3 sẽ điều chỉnh theo lịch công bố kết quả thi THPT của Bộ GD&ĐT.

FPT Jetking mở thêm chương trình đào tạo ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

Tổ chức giáo dục FPT và Học viện Jetking Ấn Độ quyết định đầu tư vào chương này sau khi nhận thức rõ về nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển của ngành. Lễ ký kết chuyển giao chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế dự kiến sẽ diễn ra tại Mumbai (Ấn Độ) vào cuối tháng 1.

"Sự kiện sẽ mở ra cơ hội học tập mới cho sinh viên Việt Nam, đồng thời, khẳng định vai trò của FPT Jetking trong việc đào tạo nhân tài cho thị trường công nghệ", đại diện đơn vị chia sẻ.

Sinh viên FPT Jetking học thực hành. Ảnh: FPT Jetking

Tại FPT Jetking, sinh viên tiếp cận kiến thức với phương pháp giảng dạy hiện đại và hưởng nhiều lợi ích. Các bạn sẽ được ưu tiên thực tập, giới thiệu việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn do đơn vị kết nối, trong đó có FPT Semiconductor, một trong những công ty có tiềm năng lớn trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn khu vực Đông Nam Á.

Đại diện đơn vị cho biết, FPT Jetking tuyển chọn đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm lâu năm và liên tục cập nhật chương trình nhằm mang đến cho sinh viên kiến thức có giá trị thực tiễn cao. "Với bước đi mới này, chúng tôi muốn mở rộng cơ hội cho sinh viên, đồng thời, góp phần tạo dựng tương lai công nghệ vững mạnh cho Việt Nam", vị đại diện nói thêm.

Lễ ký kết giữa Tổ chức giáo dục FPT và Học viện Jetking Ấn Độ vào năm 2011. Ảnh: FPT Jetking

Ngành công nghiệp vi mạch (hay còn gọi là ngành công nghiệp bán dẫn - semiconductor industry) là một trong những xu hướng công nghệ hiện nay. Vi mạch bán dẫn là "trái tim" của mọi thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, đèn LED, thiết bị sóng wifi hay xe hơi tự lái.

Với doanh thu vượt qua nửa nghìn tỷ USD vào năm 2022, ngành công nghiệp bán dẫn đóng góp vào nền kinh tế thông qua sản xuất, đổi mới và nghiên cứu. Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng bày tỏ sự sẵn lòng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất vi mạch bán dẫn và năng lượng tái tạo. Sự hợp tác này không chỉ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng và tiềm năng lớn của ngành trong tương lai.

Tuy nhiên, ngành này hiện đang đối mặt với thách thức thiếu hụt nguồn nhân lực. Theo báo cáo từ các công ty hàng đầu và tổ chức nghiên cứu như SIA (Semiconductor Industry Association), nhu cầu về kỹ sư và chuyên gia bán dẫn tăng vọt trong khi nguồn cung cấp lao động chất lượng cao không theo kịp.

Điều này dẫn đến người lao động chất lượng cao sẽ có nhiều cơ hội vào các vị trí từ nghiên cứu và phát triển, thiết kế mạch, quản lý sản xuất, đến kiểm định chất lượng với mức lương và quyền lợi cũng được cải thiện đáng kể.

Khảo sát của HSIA cho thấy, kỹ sư Thiết kế vi mạch mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu đồng một tháng. Kỹ sư có 1-3 năm kinh nghiệm, thu nhập dao động 15-30 triệu đồng. Sau 6 năm, họ nhận lương trung bình 0,6-1 tỷ đồng mỗi năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể đạt hơn 1,5 tỷ mỗi năm.

Tổ chức giáo dục FPT và Học viện Jetking Ấn Độ bắt đầu hợp tác từ năm 2011. Với nhiều năm kinh nghiệm, FPT Jetking không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp.