(Bqp.vn) - Lục quân bao gồm 7 quân khu (1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 4 quân đoàn (1, 2, 3, 4); 6 binh chủng (Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học). Các quân khu, quân đoàn, binh chủng có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy; các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và một số đơn vị trực thuộc.
Hình ảnh Ngã Tư Lục Quân, xã Cổ Đông, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội
Lục quân Đại Hàn Dân Quốc (Tiếng Hàn: 대한민국 육군; Hanja: 大韓民國陸軍; Romaja: Daehanminguk Yukgun; Hán-Việt: Đại Hàn Dân Quốc Lục Quân; tiếng Anh: Republic of Korea Army - ROKA), ngắn gọn hơn là Lục quân Hàn Quốc, là một quân chủng cấu thành nên Lực lượng Vũ trang Hàn Quốc, phụ trách nhiệm vụ tác chiến hướng mặt đất. Đây là quân chủng lớn nhất và có vai trò nòng cốt của quân đội nước này, được duy trì thông qua luật nghĩa vụ quân sự cùng đào tạo chuyên nghiệp.[6]
Lục quân Hàn Quốc có nguồn gốc từ cuộc Cải cách Gwangmu, khởi xướng bởi vua Cao Tông vào năm 1881. Bảo vệ An ninh Quốc gia và Phòng vệ Quốc gia là những lực lượng tiền thân của Lục quân Hàn Quốc. Bảo vệ An ninh Quốc gia được thành lập trong thời gian quản lý của Hoa Kỳ từ năm 1945-1948, sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh trong Thế chiến II. Bảo vệ An ninh Quốc gia ban đầu vốn là một đơn vị dự bị của lực lượng Cảnh sát Quốc gia thời kỳ Nhật thuộc với thành phần bao gồm binh lính gốc Triều Tiên trong quân đội Quốc Dân Đảng (Trung Hoa Dân Quốc), Mãn Châu Quốc cùng Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Ngày 15 tháng 1 năm 1946, Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Hàn Quốc được thành lập để thay thế cho Bảo vệ An ninh Quốc gia rồi cuối cùng mở rộng, phát triển thành Lục quân Hàn Quốc như hiện nay.
Lục quân Hàn Quốc là lực lượng có quy mô lớn nhất so với các chi nhánh khác với khoảng 464.000 nhân viên quân sự chuyên nghiệp và bán quân sự tính đến năm 2019, ⅔ trong số đó hiện đang đóng quân ở tiền tuyến gần DMZ.
ROKA ước tính hiện có khoảng 2.500 xe tăng đang hoạt động[7], bao gồm cả những mẫu được thiết kế, lắp ráp và sản xuất nội địa như K1 88 và đặc biệt là K2 Báo Đen - một trong những mẫu xe tăng hiện đại cũng như có giá thành đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay[8][9], tạo thành 'xương sống' cho lực lượng tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới kết hợp cùng một kho vũ khí lớn bao gồm nhiều hệ thống pháo các loại với khoảng 1.700 pháo tự hành K55, K9 Thunder, pháo phản lực bắn loạt K136, K239, thiết giáp K200, xe chiến đấu bộ binh 'lưỡng cư' K21 đặc biệt với khả năng tiêu diệt trực thăng.[10] Quân đội Hàn Quốc cũng đang chú trọng vào phát triển và hoàn thiện các loại Robot quân sự với công nghệ tự động hóa cùng quá trình điều khiển có sự hỗ trợ của lực lượng tác chiến điện tử nhằm chiến đấu, tiêu diệt mục tiêu hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo[11][12], ví dụ như pháo binh Robot I-UGV – một sản phẩm hợp tác với tập đoàn vũ khí Hanwha Defense, có thể nghe tiếng súng địch để khóa mục tiêu.[13]
Lục quân Hàn Quốc trước đây được tổ chức thành 3 tập đoàn quân sự bao gồm: Tập đoàn quân số 1 (FROKA), Tập đoàn quân số 3 (TROKA) và Bộ tư lệnh tác chiến số 2, mỗi tập đoàn đều có hệ thống sở chỉ huy, quân đoàn cùng các sư đoàn riêng. Tập đoàn quân số 3 chịu trách nhiệm bảo vệ thủ đô Seoul và khu vực phía tây đất nước. Tập đoàn quân số 1 chịu trách nhiệm phòng thủ phần phía đông trong khi Bộ chỉ huy tác chiến số 2 phụ trách bảo vệ ngay phía sau.
Theo kế hoạch tái cơ cấu nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa, Tập đoàn quân số 1 và 3 sẽ được hợp nhất thành Bộ chỉ huy tác chiến số 1 hay Bộ chỉ huy tác chiến mặt đất trong khi quân đoàn số 2 được chuyển đổi thành Bộ chỉ huy tác chiến số 2. Cơ cấu quân đội mới sẽ bao gồm: Bộ Tư lệnh Lục quân, Bộ Tư lệnh Hàng không và Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt - với 9 quân đoàn, 36 sư đoàn, khoảng 464.000 quân nhân, 5.850 xe tăng và xe bọc thép, 11.337 hệ thống pháo, 7.032 hệ thống phòng thủ tên lửa, 13.000 đặc nhiệm cùng các hệ thống tác chiến hỗ trợ.[14] Ngoài ra, 47 sư đoàn hiện nay được dự báo sẽ giảm xuống còn 28 trong tương lai gần.
Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 15-4-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.
Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 15-4
Ngày 15-4-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và do đồng chí Trường Chinh chủ trì.
Hội nghị nhằm giải quyết các vấn đề quân sự đã được hội nghị tháng 3-1945 của Thường vụ Trung ương Đảng nêu ra. Sau khi phân tích tình hình thế giới và cao trào chống Nhật của nhân dân ta, nghị quyết của hội nghị vạch rõ: Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng cǎn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Hội nghị đã quyết định thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân. Một ủy ban quân sự được thành lập gồm các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Vǎn Tiến Dũng, Lê Vǎn Nghị, Trần Đǎng Ninh.
Ngày 15-4-1945, Bộ Quốc phòng khai giảng khóa đầu tiên Trường võ bị Trần Quốc Tuấn (tức là Trường Sĩ quan Lục quân 1 sau này) để đào tạo những sĩ quan ưu tú của quân đội cách mạng Việt Nam. Ngày 15-4 trở thành Ngày truyền thống của trường Sĩ quan Lục quân 1.
Ngày 15-4-1992, Quốc hội khóa 8 tại kỳ họp thứ 11 đã thông qua hiến pháp mới của nước ta. Hiến Pháp mới có 147 điều, 12 chương.
Ngày 15-4-1912, tàu khách RMS Titanic chìm vào khoảng 2 giờ 40 phút sau khi đụng vào một tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.
Ngày 15-4-1923, nội tiết tố insulin bắt đầu được bán cho người bệnh tiểu đường.
Ngày 15-4-1955, tiệm ăn McDonald's đầu tiên khai trương ở Des Plains, Illinois.
Ngày 15-4-1991, ngoại trưởng của các nước trong Cộng đồng châu Âu đã đồng ý xóa bỏ tất cả các lệnh cấm vận còn lại đối với Nam Phi.
Ngày 15-4-1994, Đại diện 124 nước và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Marrakesh, sửa đổi Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, lập Tổ chức Thương mại Thế giới (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995).
Ngày 15-4-1945, từ Côn Minh Trung Quốc, Bác Hồ chọn 20 chiến sĩ của Mặt trận Việt Minh hộ tống hai nhân viên phụ trách điện đài của Cơ quan Tình báo chiến luợc Mỹ (OSS) trở về chiến khu của Việt Nam để duy trì liên lạc với đại bản doanh Đồng Minh.
Ngày 15-4-1946 là một ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh bận rộn với một chiến dịch ngoại giao nhằm tranh thủ mọi cơ hội để bảo vệ nền độc lập dân tộc còn non trẻ. Buổi sáng, Bác cùng Chính phủ tiếp đoàn Quốc hội sang Pháp do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu, nghe báo cáo về Đoàn của cố vấn Vĩnh Thụy đi Trùng Khánh (Trung Quốc) và buổi chiều gặp Đoàn đi Đà Lạt dự Hội nghị trù bị với Pháp do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam dẫn đầu. Bác cũng nêu rõ mục tiêu: “Cần căn cứ vào Hiệp định sơ bộ để đi đến cộng tác thực thà với Pháp”.
Ngày 15-4-1949, Báo “Sự Thật” đăng bài “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” của Bác trao đổi về một vũ khí quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức cách mạng. Bác viết: “Một đoàn thể hoặc chính quyền mà che giấu khuyết điểm của cán bộ mình, là một đoàn thể hoặc chính quyền yếu ớt, thoái bộ. Đoàn thể và chính quyền có can đảm vạch rõ khuyết điểm của cán bộ mình, có phương pháp sửa chữa cho cán bộ, thì oai tín chẳng những không giảm bớt, mà lại thêm cao.
Còn cán bộ nào không dám công khai thừa nhận khuyết điểm của mình, e sợ lời phê bình của đồng sự và của nhân dân, không có can đảm sửa chữa khuyết điểm thì những người đó không xứng đáng là cán bộ.
Việc phê bình phải từ trên xuống và từ dưới lên. Cấp trên phê bình, chưa đủ. Đồng chí, đồng sự phê bình, chưa đủ. Phải hoan nghênh quần chúng phê bình nữa, thì sự phê bình mới hoàn toàn”.
Ngày 15-4-1950, với bài báo “Sinh viên Việt Nam tại Anh với Sắc lệnh Tổng động viên” đăng trên báo “Sự Thật”, Bác Hồ đã biểu dương 14 lưu học sinh Việt Nam ở Luân Đôn đã đánh điện về nước ngỏ ý sẵn sàng trở về quê hương nhập ngũ kháng chiến: “… dù xa xôi, tâm trí chúng tôi vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc và lúc nào cũng sẵn sàng thi hành những huấn lệnh của Chính phủ”.
Ngày 15-4-1958, ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch được khởi công. Một tháng sau, ngôi nhà hoàn thành và đúng ngày sinh của Bác năm đó, ngôi nhà sàn được đưa vào sử dụng và đến nay trở thành một di tích lịch sử quý giá.
Ngày 15-4-1960, phát biểu tại buổi bế mạc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I (kỳ họp thứ 12), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Quốc hội ta là Quốc hội dân chủ đầu tiên ở vùng Đông - Nam châu Á, cũng là Quốc hội đầu tiên của các nước thuộc địa cũ được độc lập tự do”, trong 14 năm qua, “Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm trọn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu của nhân dân”.
Ngày 15-4-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị nghe Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp báo cáo về tình hình chiến trường miền Nam.
(Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”; “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật)
Trên Báo Sự thật số 109 ra ngày 15 tháng 4 năm 1949 trong bài “Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng” của tác giả L.T (bút danh của Người), Bác viết: “Một đoàn thể hoặc chính quyền mà che giấu khuyết điểm của cán bộ mình, là một đoàn thể hoặc chính quyền yếu ớt, thoái bộ. Đoàn thể và chính quyền có can đảm vạch rõ khuyết điểm của cán bộ mình, có phương pháp sửa chữa cho cán bộ, thì oai tín chẳng những không giảm bớt, mà lại thêm cao.
Còn cán bộ nào không dám công khai thừa nhận khuyết điểm của mình, e sợ lời phê bình của đồng sự và của nhân dân, không có can đảm sửa chữa khuyết điểm thì những người đó không xứng đáng là cán bộ.
Việc phê bình phải từ trên xuống và từ dưới lên. Cấp trên phê bình, chưa đủ. Đồng chí, đồng sự phê bình, chưa đủ. Phải hoan nghênh quần chúng phê bình nữa, thì sự phê bình mới hoàn toàn”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một Đảng chân chính phải biết phát hiện sai lầm của mình để sửa chữa và tiến lên. Muốn kịp thời phát hiện sai lầm thì phải thường xuyên tự phê bình và phê bình. Theo Người, tự phê bình và phê bình cốt là để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, để tư tưởng và hành động được đúng hơn, tốt hơn và làm việc có hiệu quả hơn.
Tiếp thu từ bài học quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, Đảng ta thường xuyên tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong Đảng. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước luôn coi trọng việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình, góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Cấp ủy, chỉ huy các cấp trong quân đội đã chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, gắn với việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn lực lượng. Với phương châm tự phê bình và phê bình nghiêm túc, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, không né tránh khuyết điểm, đề cao trách nhiệm nêu gương của cấp trên, cán bộ chủ trì, hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên. Cấp ủy, cán bộ triển khai cho cán bộ, đảng viên cam kết giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống không suy thoái, không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác Hồ.
Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1504 ra ngày 15-4-1965 đăng tải Bức thư Hồ Chủ tịch khen chiến sĩ và cán bộ đảo Cồn-Cỏ.
Trang ba Báo Quân đội nhân dân ngày 15-4-1980 đăng tải hình ảnh Bác Hồ đến thăm Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam.
Trang ba Báo Quân đội nhân dân ngày 15-4-1985 đăng hình ảnh Bác Hồ trao cờ danh dự cho trường Sĩ quan Lục quân 1.