Căn cứ theo Điều 101 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Thanh khoản là gì? Trong hoạt động ngân hàng thì những tài sản nào được xem là có tính thanh khoản cao?
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định như thế nào là thanh khoản, tuy nhiên có thể hiểu thanh khoản là khả năng chuyển đổi một tài sản hoặc sản phẩm thành tiền mặt mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị thị trường của nó.
Lưu ý: Khái niệm về thành khoản chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2019/TT-NHNN quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản như sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = (Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng nguồn vốn) x 100%
(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục Thông tư 07/2019/TT-NHNN;
(ii) Tổng Nguồn vốn là tổng các khoản mục thuộc mục Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách hàng; vay ngân sách Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng; phát hành giấy tờ có giá; các khoản nợ khác không bao gồm Quỹ dự phòng rủi ro.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-NHNN như sau:
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước
Tiền trên tài khoản thanh toán, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể
Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài
Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán
Như vậy, những tài sản có tính thanh khoản cao trong hoạt động ngân hàng bao gồm:
(2) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
(3) Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
(4) Tiền trên tài khoản thanh toán, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể;
(5) Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài;
(6) Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
Thanh khoản là gì? Trong hoạt động ngân hàng thì những tài sản nào được xem là có tính thanh khoản cao? (hình từ internet)
Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 33/2015/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Như vậy, quy định nội bộ về quản lý thanh khoản bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
- Phân công cán bộ theo dõi việc bảo đảm khả năng chi trả của tổ chức tài chính vi mô;
- Phương án thực hiện chi trả tiền gửi (tiền gửi tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc) trong trường hợp không đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả;
- Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hàng ngày và các quy định về việc nắm giữ các giấy tờ có giá dễ chuyển đổi thành tiền;
- Thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản.