Chắc hẳn chúng ta đều được khuyến cáo nên bảo đảm khẩu phần ăn hàng ngày có đủ lượng acid folic để đạt sức khỏe tối ưu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai được khuyên dùng acid folic trong suốt thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như tật nứt đốt sống, hở hàm ếch hoặc sứt môi… Vậy dưỡng chất này là gì và nên bổ sung liều lượng như thế nào? CNDD Đỗ Thị Lan, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Acid folic và những câu hỏi thường gặp
Acid folic là dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mỗi người, tuy nhiên cần bổ sung dưỡng chất này với liều lượng phù hợp ở thời điểm thích hợp. Tổng hợp những thắc mắc thường gặp về acid folic:
Nhu cầu acid folic ở từng nhóm đối tượng
Tùy vào từng độ tuổi và trường hợp cụ thể mà liều lượng acid folic cần bổ sung mỗi ngày như sau:
Với những trường hợp mẹ sinh con mắc dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống hoặc thiếu một phần não, nếu có dự định sinh thêm con cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng phù hợp. Thông thường, những trường hợp này sẽ cần đến 4.000 mcg acid folic mỗi ngày.
Có thể bổ sung acid folic dưới dạng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da hoặc đường uống. Cần lưu ý rằng, acid folic có thể tương tác với một số loại thuốc nên có thể không an toàn cho người sử dụng. Vì thế, trước khi bổ sung acid folic bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng và cách dùng phù hợp.
Tuyệt đối không tự ý bổ sung hoặc tham khảo ý kiến người không đủ chuyên môn bởi không những không đạt hiệu quả như mong muốn, mà còn có nguy cơ gặp các tác dụng phụ có hại đến sức khỏe.
Các loại thuốc tương tác với acid folic gồm có:
Bên cạnh nguồn uống bổ sung acid folic từ các loại thực phẩm chức năng hoặc viên dạng thuốc, bạn vẫn nên tập trung lấy folate tự nhiên từ thực phẩm hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu axit folic mà bạn có thể tham khảo gồm:
Hầu hết mọi người đều an toàn khi bổ sung acid folic liều lượng không vượt quá 1 mg/ngày. Rất ít người gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Những tác dụng phụ có thể gặp phải gồm: (4)
Thiếu acid folic có thể dẫn đến tình trạng mắc một số dị tật bẩm sinh đối với trẻ trong giai đoạn bào thai, bệnh tim, đột quỵ và là yếu tố nguy cơ của ung thư. Tuy nhiên, nếu bổ sung acid folic quá liều có thể gây hại cho sức khỏe.
Trường hợp tự ý bổ sung dư thừa acid folic so với liều lượng được khuyến nghị có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:
CNDD Đỗ Thị Lan chia sẻ thêm, mặc dù acid folic được khuyến cáo bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng không vì vậy mà bạn lại bổ sung quá liều lượng được khuyến nghị. Một lượng lớn acid folic dư thừa trong cơ thể sẽ gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, chẳng hạn như sự tăng trưởng quá nhanh của các tế bào mới có thể gây thoái hóa tủy sống, hoặc người có khối u uống nhiều acid folic sẽ khiến khối u phát triển nhanh hơn.
Acid folic hòa tan trong nước, do đó cách “chữa cháy” nhanh nhất khi bổ sung quá nhiều acid folic vào cơ thể là uống thật nhiều nước để đào thải bớt lượng acid dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
Đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
CNDD Đỗ Thị Lan cho biết, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh được tầm quan trọng của acid folic đối với sự phát triển của thai nhi.
Nếu mẹ bầu thiếu acid folic quá nhiều so với mức khuyến nghị sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hay dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau khi sinh. Trẻ sinh ra cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh thần kinh như tật nứt đốt sống, vô sọ, hở hàm ếch hoặc bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, việc bổ sung acid folic cho bà bầu là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Bổ sung acid folic trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, bao gồm dị tật ống thần kinh nghiêm trọng như nứt đốt sống, bệnh não…
Acid folic giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở tim, môi, ống tiêu và chân tay ở trẻ sơ sinh. Vì thế, phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần bổ sung đầy đủ lượng acid folic như khuyến nghị.
Là một trong những vitamin quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bình thường và duy trì cơ thể khỏe mạnh, vì thế hầu hết mọi người đều cần bổ sung acid folic theo nhu cầu mỗi ngày. Mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu acid folic khác nhau, thiếu hay thừa đều gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe, vì vậy cần thực hiện đúng để tránh những tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
Nhìn chung tất cả mọi người đều cần nạp đủ lượng acid folic, trong đó những nhóm đối tượng dưới đây cần đặc biệt quan tâm bổ sung vitamin này để duy trì cơ thể khỏe mạnh, gồm: (3)
Đặc biệt, với những mẹ bầu gia đình có tiền sử bệnh lý dưới đây cần bổ sung acid folic đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị khuyết tật ống thần kinh, bao gồm:
Ai không nên uống acid folic?
Mặc dù hầu hết mọi người đều có thể bổ sung acid folic mỗi ngày, tuy nhiên những nhóm đối tượng sau đây không nên uống acid folic bởi có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
Với những nhóm đối tượng này nếu muốn bổ sung acid folic cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng an toàn nhất. Phụ nữ mang thai và cho con bú nếu muốn bổ sung acid folic cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thời điểm uống viên bổ sung acid folic thích hợp nhất là khoảng cách nghỉ giữa hai bữa ăn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên uống cùng cà phê, trà hoặc rượu bia bởi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của acid folic.
Đối với phụ nữ, nên uống acid folic sau bữa ăn khoảng 30 phút với nước lọc hoặc 2 giờ đồng hồ trước khi ngủ buổi tối để dạ dày dễ chịu hơn.
Acid folic có phải là sắt không?
Nhiều người nhất là phụ nữ mang thai thường lầm tưởng rằng acid folic là sắt bởi những sản phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu thường kèm theo acid folic, việc uống chung một viên thuốc khiến mẹ bầu nghĩ acid folic là một tên gọi khác của sắt.
Thực chất, đây là hai dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Acid folic (hay axit folic) KHÔNG phải là sắt, mà là một hợp chất hòa tan của vitamin B9. Acid folic cần thiết ở hầu hết mọi người, nhất là phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang trong thai kỳ. Bổ sung đủ liều lượng acid folic được khuyến nghị sẽ giúp duy trì và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ và tủy sống.
Có cần bổ sung acid folic cho nam giới không?
Tuy tình trạng thiếu hụt acid folic ở nam giới không phổ biến, nhưng nam giới cũng cần bổ sung acid folic để tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp mọc tóc và ngăn ngừa chứng trầm cảm.
Đặc biệt, với nam giới chuẩn bị làm bố cần bổ sung acid folic đầy đủ để cải thiện và duy trì sức khỏe, chất lượng tinh trùng, giảm nguy cơ tinh trùng bất thường, tăng tỷ lệ thụ thai thành công và bắt đầu một thai kỳ khỏe mạnh.
Có thể thấy, acid folic là dưỡng chất vô cùng cần thiết và quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của mọi người, nhất là phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang trong thai kỳ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám chuyên sâu và cá thể hóa, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hướng dẫn chị em cách bổ sung acid folic phù hợp để chuẩn bị mang thai, duy trì liều lượng phù hợp trong thai kỳ để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi mà không lo bị dư thừa gây tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
Trung tâm Sản Phụ khoa triển khai đa dạng gói thai sản và sinh con đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của mẹ bầu. Đặc biệt, trung tâm còn liên kết cùng nhiều chuyên khoa khác trong bệnh viện như Trung tâm Sơ sinh, khoa Nhi, Trung tâm Tim mạch, khoa Gây mê hồi sức… phối hợp chặt chẽ giúp mẹ an tâm tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh, quá trình sinh nở an toàn, nhẹ nhàng, mẹ tròn con vuông, trẻ được chăm sóc toàn diện ngay từ giây phút “lọt lòng”, đảm bảo nền tảng phát triển thể chất và trí não tốt nhất.
Để đặt hẹn tư vấn tiền sản hoặc khám thai tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn acid folic là gì và biết cách bổ sung liều lượng đúng với nhu cầu của cơ thể, nhất là phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất này để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia đầu ngành tư vấn và hỗ trợ!